Quyền nuôi con sau ly hôn theo tòa án

Mục lục [ Ẩn ]

Tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn là một trong những vấn đề căng thẳng khi hai vợ chồng tiến hành các thủ tục ly hôn. Đặc biệt là đối với các cuộc hôn nhân đơn phương không tự nguyện. Vấn đề này có thể kéo dài thời gian xử lý ly hôn. Hơn nữa, việc giằng co quyền nuôi dưỡng lằng nhằng và phiền phức sau ly hôn càng làm tổn thương đến con trẻ nhiều hơn. Bạn cần thiết phải nắm chắc luật để rõ được khả năng giành quyền nuôi con của mình cũng như có được giải pháp tốt nhất cho quyết định của mình.

Về việc giành quyền nuôi con sau ly hôn được quy định trong điều 81, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo đó, quyền nuôi con của cha mẹ sau khi ly hôn sẽ được áp dụng như sau:

I. Trường hợp để bố, mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con

Quyền nuôi con sau ly hôn

Bố, mẹ được có quyền và nghĩa vị chăm sóc, nuôi dạy con trong những trường hợp sau:

  • Con chưa thành niên
  • Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, tự nuôi bản thân

II. Trách nhiệm về quyền nuôi con theo độ tuổi

Theo quy định tại khoản 2. Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Nếu con dưới 7 tuổi thì tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con dựa trên lợi ích về mọi mặt của con.

Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì quyền nuôi con sẽ do tòa quyết định dựa trên việc xem xét nguyện vọng của con. Nếu theo quyết định của người con chọn một trong hai người thì buộc phải kèm theo văn bản xác nhận.

III. Những yếu tố quyết định quyền nuôi con từ 36 tháng đến tròn 7 tuổi của vợ chồng sau ly hôn

yếu tố quyết định quyền nuôi con

Nếu cha mẹ muốn giành được quyền nuôi con thì buộc phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt: khả năng kinh tế, tinh thần, giáo dục của bản thân tốt hơn so với đối phương.

Những yếu tố chính sẽ được Tòa án xem xét bao gồm:

 1. Điều kiện về vật chất (kinh tế):

Người giành nuôi con phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:

+ Thu nhập thực tế: bạn cần chứng minh được bản thân có thu nhập hàng tháng đáp ứng được nhu cầu tài chính của con và có thể nuôi con lớn khôn, phát triển đầy đủ mọi mặt.

+ Công việc ổn định: Bạn phải có điều kiện về tài chính và mức thu nhập cao hơn so với đối phương. Muốn chứng minh được vấn đề này, bạn cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, sao kê…

+ Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp): Một chỗ ở ổn định, đảm bảo điều kiện về môi trường nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho con chính là lợi thế của bạn so với khi đối phương không đáp ứng được. Bạn cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…

+ Môi trường sống

Sẽ là một lợi thế lớn nếu bạn chứng minh được môi trường sống của con khi ở cùng bạn sẽ tốt hơn so với vợ/chồng bạn. Tòa án luôn ưu ái đối tượng có thể cung cấp cho con cái một môi trường sống tốt nhất để thuận lợi cho sự phát triển của trẻ. Những điều bạn cần chỉ ra bao gồm: sau khi ly hôn, con sẽ sống ở đâu, ở với ai, môi trường đó có gì tốt, những tiện nghi dành cho con, đảm bảo việc học hành và di chuyển cho con ra sao.

 2. Điều kiện về tinh thần:

  • Thời gian làm việc của bạn

Quyền nuôi con không chỉ được xét về mặt vật chất mà còn về yếu tố tinh thần. Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện tinh thần của cha mẹ để có những quyết định chính xác nhất. Với quỹ thời gian để chăm sóc và dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con nhiều hơn mỗi ngày chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi thế hơn.

Nếu chứng minh được nhân cách đạo đức của cha mẹ,  hoạt động hàng ngày và lối sống của bạn lành mạnh và sẽ mang đến sự phát triển tốt cho con hơn đối phương thì việc giành quyền nuôi con sẽ dễ dàng hơn.

IV.  Quyền nuôi con khi ly hôn

Hôn nhân của bạn không hạnh phúc, và bạn thường xuyên bị chồng dùng bạo lực, thì bạn có quyền ly hôn, làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết.

Cách giành quyền nuôi con sau ly hôn

Về quyền nuôi con, khi ly hôn, bạn và chồng có thể thỏa thuận với nhau. Tòa án luôn ưu tiên cho việc hòa giải hoặc tự giải quyết trước khi thực sự can thiệp để xử lý bằng luật pháp. Nếu không thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ theo Luật để giải quyết.

 Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Khi ly hôn, nếu người vợ vẫn chưa có việc làm mà Tòa án giải quyết quyền nuôi con cho người vợ thì người chồng cần có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Dựa trên thỏa thuận hoặc Tòa án giải quyết dựa trên các nhu cầu thực tế của con sẽ đưa ra mức cấp dưỡng phù hợp.

Ly hôn chắc chắn là điều chẳng ai mong đến vì hệ lụy và mất mát mang đến cho nhiều người là quá lớn. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến danh dự, tình cảm của vợ chồng mà còn tâm hồn của con trẻ. Trẻ con luôn sẽ phải chịu tổn thương và thiệt thòi lớn khi phải sống trong một môi trường thiếu thốn tình yêu của một trong hai người. Nếu thực sự đó là điều cần thiết để bắt đầu lại một cuộc sống tươi sáng hơn, bạn hãy chọn những gì tốt nhất cho tương lai của con. Trong các vụ án ly hôn, con cái và tài sản là hai yêu cầu thường xuyên tranh chấp nhất. Phân chia quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là vấn đề thường khó thống nhất. Con cái vốn dĩ không có sự lựa chọn khi đến bên vợ chồng bạn, tuy nhiên các con có quyền được lựa chọn những gì tốt đẹp nhất từ gia đình.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có thể nắm được những thông tin xoay quanh về vấn đề quyền nuôi con sau ly hôn theo tòa án. Hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp ích cho bạn khi giải quyết ly hôn được thuận lợi nhất.

V. Thám tử Đức Tín – Địa chỉ uy tín dành cho bạn

Bạn vẫn có nhiều thắc mắc gì về phân chia quyền nuôi con và tài sản khi ly hôn? Bạn muốn nắm rõ hơn về cách viết đơn ly hôn hoặc tìm bằng chứng ngoại tình để ly hôn? Bạn muốn có một đơn vị tư vấn thủ tụ và hỗ trợ pháp lý để việc ly hôn có thể được thúc đẩy nhanh chóng nhất?

Nếu bạn muốn được tư vấn nhiều hơn, hãy liên hệ dịch vụ thám tử Hà Nội Đức Tín. Chúng tôi có các chuyên gia từng công tác trong ngành luật, am hiểu về quy trình ly hôn thuận tình và đơn phương, sẽ giúp cho khách hàng tiến hành vụ việc một cách thuận lợi, sớm giải quyết vấn đề nhanh chóng. Ngoài ra, Thám tử Đức Tín sẽ giúp bạn thu thập bằng chứng ngoại tình, hành vi bạo lực, giúp bạn nắm rõ hơn về thủ tục ly hôn và giành quyền con sau ly hôn theo tòa án. Thu thập chứng cứ ngoại tình hay các hành vi chứng minh đối phương vi phạm luật hôn nhân gia đình sẽ mang đến nhiều lợi thế hơn cho người đề nghị ly hôn.

 

Bình chọn