Ai sẽ là người được quyền nuôi con? - câu hỏi khiến cho nhiều vụ án xử lý ly hôn kéo dài thêm nhiều tháng. Có người dù tài sản vợ chồng có kếch xù bao nhiêu, họ cũng không quan tâm nhưng để giành được quyền nuôi con họ sẵn sàng đánh đổi tất cả.
1.Quyền nuôi con được quy định như thế nào về mặt pháp lý?
Căn cứ theo Điều 81, Luật hôn nhân gia đình năm 2014, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, Luật quy định:
- Mặc dù, sau khi ly hôn nhưng cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi nấng con chưa đủ tuổi thành niên hoặc con đã đủ tuổi thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động hay tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, phân chia nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi, dựa theo căn cứ quyền lợi về mọi mặt của con.
- Đối với con đủ 07 tuổi trở lên sẽ xem xét nguyện vọng của con là được ở với bố hay với mẹ.
- Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con thì cha mẹ phải có thỏa thuận khác để phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, có thể thấy pháp luật nước ta tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận giữa hai vợ chồng. Tòa án chỉ có thể giải quyết tranh chấp trong trường hợp 1 trong hai bên không thể thương lượng với nhau và không đi đến thương lượng, hòa giải về quyền nuôi con sau khi ly hôn.
2. Vậy Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con sau ly hôn là gì?
Nguyên tắc 1: Mẹ sẽ được quyền ưu tiên nuôi con nếu con dưới 36 tháng tuổi
Lưu ý: Khi con dưới 36 tháng tuổi, người mẹ sẽ được quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tuy nhiên, khi con trên 36 tuổi thì người cha sẽ có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con trong một số trường hợp cụ thể sau ly hôn.
Nguyên tắc 2: Trẻ từ 3 đến 7 tuổi thì quyền nuôi con của cả bố và mẹ đều ngang bằng nhau. Tòa sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dựa theo các điều kiện như:
Vật chất (Điều kiện kinh tế, gia sản, thu nhập,.)
Tinh thần ( Thời gian chăm sóc, giáo dục con, trình độ học vấn, nhân cách của cha mẹ…)
Nguyên tắc 3: Con trên 7 tuổi thì Tòa án sẽ dựa vào mong muốn và nguyện vọng của trẻ, từ đó căn cứ để xét xử.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp để quý độc giả nắm rõ về quyền nuôi con khi ly hôn. Thám tử Đức Tín hân hạnh được cung cấp những thông tin giá trị, bổ ích về ly hôn, ngoại tình cho quý độc giả. Sự hài lòng của quý độc giả là niềm vinh hạnh của chúng tôi.
Liên hệ ngay hotline 0971.046.789hoặc gmail dichvuthamtuductin@gmail.com để được tư vấn và giải quyết những nghi ngờ về vợ/chồng ngoại tình.